3 Lễ hội ấn tượng và độc đáo tổ chức tại miền Tây

3 Lễ hội ấn tượng và độc đáo tổ chức tại miền Tây

3 Lễ hội ấn tượng và độc đáo tổ chức tại miền Tây

  • 0932 440 454 - 02366 523 777

  • 8h -22h hàng ngày

3 Lễ hội ấn tượng và độc đáo tổ chức tại miền Tây

Chúng tôi chia sẻ câu chuyện và đưa ra lời khuyên cho bạn trước

3 Lễ hội ấn tượng và độc đáo tổ chức tại miền Tây

 

Miền Tây Nam Bộ nổi tiếng với cảnh trí thiên nhiên sông nước hữu tình, con người thân thiện. Hơn thế nữa, các lễ hội đậm đà bản sắc văn hóa vùng miền sẽ là điểm nhấn thu hút khách đi du lịch miền Tây. Hãy cùng Art Travel tìm hiểu những thông tin của lễ hội này nhé!

Miền Tây có nhiều lễ hội lớn và đặc sắc
Miền Tây có nhiều lễ hội lớn và đặc sắc

1. Lễ hội bà chúa Xứ An Giang


Lễ hội được tổ chức từ đêm 23/4 đến đến 27/4 âm lịch, là lễ hội tôn giáo mang đậm bản sắc văn hóa miền Tây Nam bộ. Hằng năm, lễ hội thu hút rất đông tín đồ Phật tử từ khắp đất nước về chiêm bái, cầu tài lộc. Lễ hội gồm hai phần. Phần lễ gồm 4 lễ chính: lễ rước bốn bài vị từ lăng Thoại Ngọc Hầu vể miếu Bà, lễ Túc Yết, lễ Xây Chầu – Hát Bội, lễ Chính Tế. Phần hội diễn ra sôi nổi với các hoạt động văn hóa dân gian.

 

>>Xem thêm: Lễ hội bà chúa Xứ An Giang

 

Lễ hội bà chúa xứ An Giang
Lễ hội bà chúa xứ An Giang

2. Lễ hội Ok Om Bok


Lễ hội Ok Om Bok là lễ hội được trông đợi nhất trong năm của người Khmer. Vào các ngày 14, 15 tháng 10 âm lịch hàng năm các dân làng tiến hành làm lễ cúng trăng ngay trước nhà mình sau đó sẽ tập trung ở chùa để làm lễ chung. Chính vì vậy Ok Om Bok còn có tên gọi khác là “lễ cúng trăng”. Nếu ở Sóc Trăng người ta đến hồ Nước Ngọt, còn ở Trà Vinh thì tập trung về Ao Bà Om để dự lễ.

 

Lễ hội Ok Om Bok
Lễ hội Ok Om Bok

3. Lễ hội Me Chol Chnam Thmey


Chol Chnam Thmey là ngày tết cổ truyền của người Khơ Me, diễn ra vào giữa tháng 4, kéo dài trong 3 ngày. Lúc này, người dân dọn dẹp, trang trí nhà cửa thật đẹp, chuẩn bị nhiều thức ăn, bánh trái, trẻ em thường được mua cho quần áo mới. Ngày đầu tiên, mọi người mang lễ vật đến chùa để làm lễ rước đại lịch. Ngày thứ hai làm lễ dâng cơm sáng và trưa cho các nhà sư ở chùa và sau đó đắp núi cát theo 8 hướng để tìm duyên. Ngày thứ ba là lễ tắm tượng Phật nhằm gột rửa những điều không may của năm cũ, chào đón năm mới an lành.

 

Lễ hội Me Chol Chnam Thmey
Lễ hội Me Chol Chnam Thmey

 

Miền Tây - Thơ mộng và lưu luyến động lòng người!

BTV: Trương Mẫn Vy

Chia sẻ: